Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ là lĩnh vực hoạt động có điều kiện. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn trước khi đi vào hoạt động. Để xin được giấy tờ cho phép hoạt động các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn phải có đủ điều kiện cũng như các tiêu chuẩn theo nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính phủ. Vậy kinh doanh khách sạn cần giấy tờ gì? Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn là gì? Sau đây, Phương Nam Vina sẽ giải đáp những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.
Yêu cầu tối thiểu các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh khách sạn
- Khách sạn phải có Ít nhất 10 phòng, mỗi phòng tối thiểu rộng khoảng 12m2 cho phòng đôi và 9m2 cho phòng đơn.
- Cơ sở vật chất của khách sạn phải đạt tiêu chuẩn ít nhất tối thiểu là một sao.
- Vị trí xây dựng giữa khách sạn và khu vực bệnh viện, trường học đảm bảo mức tối thiểu 100m.
- Khách sạn không được xây dựng gần khu vực an ninh quốc phòng, cản trở hoạt động khu vực phòng không.
- Khách sạn không nằm gần khu vực ô nhiễm môi trường và các hóa chất độc hại.
- Chủ đầu tư phải làm đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khách sạn.
- Nộp đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy xác nhận đăng ký bảo vệ môi trường.
Quá trình xin giấy phép kinh doanh khách sạn
Bước 1: Xin giấy phép kinh doanh và các loại giấy tờ cần thiết để đủ điều kiện kinh doanh Khách sạn:
- Lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh(nộp Sở KH&ĐT).
- Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự.
- Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.
- Xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (đối với trường hợp có bán cho khách bên ngoài khách sạn).
Bước 2: Sau khi có đủ các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh khách sạn. Chủ khách sạn cần đăng ký xếp hạng sao với cơ quan quản lý du lịch.
Xem thêm: Ý tưởng kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn cần giấy phép gì?
1. Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép doanh nghiệp tư nhân
Thời gian thực hiện: 20 – 30 ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Cơ quan cấp: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố.
Hồ sơ gồm:
- Bản sao công chứng CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ của khách sạn, danh sách thành viên, cổ đông nếu trên.
2. Giấy phép đủ điều kiện Phòng cháy chữa cháy
Thời gian thực hiện: 15 ngày có giấy phép Phòng cháy chữa cháy.
Cơ quan cấp: Phòng cháy chữa cháy quận/ huyện hoặc tỉnh, thành phố tùy quy mô và số tầng xây dựng.
Hồ sơ gồm:
- Đơn, phương án PCCC.
- Sơ đồ khách sạn, sơ đồ thoát hiểm, danh sách lực lượng chữa cháy tại chỗ.
Cơ quan cảnh sát PCCC sẽ thường xuyên kiểm tra khách sạn để đảm bảo luôn duy trì mọi điều kiện tốt nhất về phòng cháy chữa cháy.
3. Giấy chứng nhận an ninh trật tự
Thời gian thực hiện: 7 – 10 ngày cấp giấy chứng nhận.
Cơ quan cấp: Công an quản lý hành chính và trật tự an toàn xã hội tỉnh, thành phố.
Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
- Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Bản khai lý lịch kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh.
4. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Thời gian thực hiện: 30 – 40 ngày có giấy chứng nhận vệ sinh ATTP.
Cơ quan cấp: Ban quản lý an toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận (thuộc sở Y tế).
Thời hạn của giấy chứng nhận là 3 năm.
Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất.
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh.
- Bản mô tả quy trình chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn đồ uống.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
5. Hồ sơ đăng ký xếp hạng sao cơ sở lưu trú du lịch của khách sạn
Thời gian thực hiện: 30 – 45 ngày có giấy chứng nhận.
Cơ quan cấp: Sở du lịch tỉnh, thành phố với khách sạn 2 sao trở xuống. Tổng cục du lịch cấp hạng từ 3 sao trở lên.
Một bộ hồ sơ đăng ký xếp hạng sao bao gồm:
- Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú.
- Sơ đồ phòng khách sạn.
- Danh sách các nhân viên làm việc ở khách sạn.
- Bằng cấp về chuyên ngành hoặc lớp nghiệp vụ của các nhân viên.
- Bảng điểm đánh giá tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn.
- Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp (có sao y).
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự (có sao y).
- Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (có sao y).
- Biên lai nộp lệ phí thẩm định khách sạn theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chú ý, để tránh bị phạt, giấy chứng nhận tiêu chuẩn sao của khách sạn phải để trang trọng, nơi dễ nhìn thấy tại sảnh hoặc quầy lễ tân, biển đồng hạng sao phải được gắn tại mặt tiền khách sạn.
Hi vọng sau khi tham khảo điều kiện và thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn ở trên, bạn sẽ nắm rõ hơn về những quy định của luật hiện hành đối với lĩnh vực này. Nếu cần được tư vấn thêm về dịch vụ thiết kế web khách sạn và các giải pháp làm marketing online, bạn hãy liên hệ với công ty Phương Nam Vina chúng tôi qua số hotline: 0912 817 117, 0915 101 017 để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn!