HTML là gì? Tìm hiểu ngôn ngữ nền tảng của lập trình web

Trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão, việc hiểu và nắm bắt các ngôn ngữ lập trình trở thành một kỹ năng quan trọng. Một trong những ngôn ngữ nền tảng và không thể thiếu khi xây dựng bất kỳ trang web nào đó chính là HTML. Vậy HTML là gì? Tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng đến vậy trong thế giới web? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây.
 

HTML là gì? Tìm hiểu ngôn ngữ nền tảng của lập trình web
 

HTML là gì?

HTML (HyperText Markup Language) là một ngôn ngữ đánh dấu tiêu chuẩn để tạo trang web, nó cho phép tạo và cấu trúc các phần, đoạn văn và các liên kết bằng cách sử dụng các phần tử HTML.

Ngôn ngữ HTML có thể sử dụng trong nhiều trường hợp, cụ thể là:

- Phát triển web: Các nhà phát triển sử dụng mã HTML để thiết kế cách trình duyệt hiển thị các phần tử trang web. Chẳng hạn như văn bản, siêu liên kết và tệp phương tiện.

- Điều hướng Internet: Người dùng có thể dễ dàng điều hướng và chèn liên kết giữa các trang liên quan vì HTML được sử dụng nhiều để nhúng siêu liên kết.

- Tài liệu web: Ngôn ngữ HTML cơ bản có thể giúp bạn sắp xếp và định dạng tài liệu tương tự như Microsoft Word.

Lưu ý: HTML không được coi là một ngôn ngữ lập trình vì nó không thể tạo ra chức năng động. Tuy nhiên, nó được coi là một tiêu chuẩn web chính thức do World Wide Web Consortium (W3C) duy trì và phát triển.
 

HTML là gì?
 

Lịch sử phát triển của ngôn ngữ HTML

HyperText Markup Language được phát minh bởi nhà vật lý học người Anh Tim Berners-Lee vào năm 1989 tại trung tâm nghiên cứu CERN. Ban đầu HTML chỉ là một dự án của World Wide Web mà ông khởi xướng.

Ý tưởng ban đầu của Tim là tạo ra một hệ thống “siêu văn bản” cho phép các nhà khoa học chia sẻ thông tin một cách dễ dàng. Ông hình dung một mạng lưới các tài liệu liên kết với nhau, cho phép người dùng di chuyển từ tài liệu này sang tài liệu khác chỉ bằng một cú nhấp chuột. 

Từ khi được ra mắt cho tới nay, ngôn ngữ HTML đã được cải tiến và cho ra đời nhiều phiên bản khác nhau

 

Phiên bản

Năm phát hành

Các tính năng chính

HTML 1.0

1991

Bao gồm một số thẻ cơ bản để định dạng văn bản, tạo liên kết và chèn hình ảnh

HTML 2.0

1995

Bổ sung thêm nhiều thẻ mới, trong đó có thẻ “form” cho phép người dùng tương tác với website thông qua các biểu mẫu

HTML 3.2

1997

- Hỗ trợ hiển thị đa phương tiện (âm thanh, video)

- Cho phép nhúng các đoạn mã script

- Sử dụng CSS để định dạng giao diện website

HTML 4.01

1999

Hỗ trợ các tính năng cần thiết để xây dựng một website hoàn chỉnh (định dạng văn bản, tạo bảng, chèn hình ảnh, tạo form, quản lý session)

XHTML

2000

- Được ra mắt như một sự thay thế của HTML

- Có cú pháp chặt chẽ hơn và được kỳ vọng sẽ giúp website tương thích tốt hơn trên các trình duyệt khác nhau

HTML 5

2014

- Mang đến những tính năng mới mẻ, hỗ trợ tốt hơn cho đa phương tiện

- Cải thiện hiệu năng và bảo mật

- Giúp website thân thiện hơn với thiết bị di động


 

Vai trò của ngôn ngữ lập trình HTML trong việc xây dựng website

Trong thế giới lập trình web, HTML được xem như viên gạch đầu tiên để xây dựng nên các trang web. Dù công nghệ phát triển nhanh chóng với sự xuất hiện của nhiều ngôn ngữ lập trình web và công cụ hiện đại, HTML vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc định hình cấu trúc và nội dung website.

1. Xây dựng cấu trúc website

Trong thế giới web hiện nay, ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản đóng vai trò như bộ khung xương vững chắc của một trang web, giúp định hình và tổ chức các thành phần một cách rõ ràng. Mỗi phần tử HTML được sử dụng để xác định từng khu vực cụ thể trên trang web, tạo nên một cấu trúc mạch lạc và dễ quản lý. Chẳng hạn như:

- Tiêu đề bài sẽ được đánh dấu bằng các thẻ < h1 >, < h2 >.

- Nội dung chính được trình bày trong thẻ < p >.

- Hình ảnh được chèn vào bằng thẻ < img >.

- Bảng biểu được tạo thành thẻ < table >.
 

Ngôn ngữ HTML
 

2. Hiển thị nội dung

Ngôn ngữ HTML đóng vai trò quan trọng trong việc định nghĩa nội dung hiển thị trên trang web. Nhờ có ngôn ngữ HTML cơ bản, chúng ta có thể dễ dàng sắp xếp và trình bày thông tin một cách rõ ràng và mạch lạc. Chẳng hạn như

- Các thẻ như < p >, < a >, < img > là những nền tảng cơ bản để xây dựng nên một trang web hoàn chỉnh. 

- Thẻ < p > được sử dụng để hiển thị các đoạn văn bản, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và theo dõi nội dung. 

- Thẻ < a > tạo ra các liên kết, cho phép người dùng di chuyển từ web này sang web khác một cách nhanh chóng và thuận tiện.

- Thẻ < img > cho phép chèn hình ảnh vào trang web, làm cho nội dung trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. 

3. Tối ưu hóa SEO

Lập trình HTML đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa SEO, giúp website thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm như Google, từ đó nâng cao thứ hạng trên kết quả tìm kiếm. Các thẻ HTML như < title >, < meta >, < h1 > - < h6 > và < img > không chỉ định dạng nội dung mà còn cung cấp thông tin giá trị cho các công cụ tìm kiếm:

- Thẻ < title > giúp định nghĩa tiêu đề hiển thị trên kết quả tìm kiếm, thu hút người dùng nhấp vào trang web. 

- Thẻ < meta > cung cấp thông tin ngắn gọn về nội dung trang, giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về chủ đề trang web.

- Các thẻ heading từ < h1 > đến < h6 > tạo cấu trúc rõ ràng, giúp công cụ tìm kiếm xác định các phần quan trọng của trang web.

- Thẻ < img > với thuộc tính alt giúp mô tả nội dung hình ảnh, giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về hình ảnh và cải thiện SEO.

4. Kết nối với các ngôn ngữ khác

HyperText Markup Language không hoạt động độc lập mà thường được kết hợp với các ngôn ngữ khác để tạo nên một trang web hoàn chỉnh và đa năng. Chẳng hạn như CSS đảm nhiệm vai trò thiết kế giao diện và định dạng trang web. Còn JavaScript được sử dụng để tạo hiệu ứng tương tác và động cho website. Đối với các trang web phức tạp, việc quản lý dữ liệu thường được thực hiện bằng các ngôn ngữ như PHP hay SQL. Còn HTML đóng vai trò như một cầu nối trung gian, để các ngôn ngữ này có thể hoạt động hiệu quả với nhau, tạo nên một hệ thống website hoàn chỉnh.

Ngôn ngữ lập trình HTML

Sự khác biệt của HTML so với các ngôn ngữ lập trình khác

Website là bộ mặt của doanh nghiệp trên Internet. Để xây dựng một website đẹp và hiệu quả, chúng ta cần sử dụng nhiều công cụ và ngôn ngữ khác nhau, trong đó có HTML. Tuy nhiên, HTML không phải là ngôn ngữ lập trình. Vậy sự khác nhau giữa nó và các ngôn ngữ lập trình là gì?
 

Tiêu chí

HTML

CSS

JavaScript

PHP

Loại ngôn ngữ

Ngôn ngữ đánh dấu (Markup Language)

Ngôn ngữ định kiểu (Style Sheet Language)

Ngôn ngữ lập trình kịch bản chạy trên trình duyệt

Ngôn ngữ lập trình máy chủ

Chức năng

Tạo cấu trúc và nội dung của trang web

Định dạng giao diện, bố cục, màu sắc, font chữ và các yếu tố thiết kế website

Tạo các tương tác động trên website, xử lý sự kiện

Xử lý dữ liệu phía máy chủ, tạo nội dung động, kết nối cơ sở dữ liệu

Vị trí

Trên trình duyệt (client-side)

Trên trình duyệt (client-side)

Trên trình duyệt (client-side)

Trên máy chủ (server-side)

Khả năng tương tác

Không thể tương tác, chỉ định nghĩa nội dung

Không có khả năng tương tác, chỉ định dạng giao diện

Tương tác mạnh mẽ, hỗ trợ hiệu ứng, thao tác DOM, API

Không tương tác trực tiếp với giao diện, xử lý logic phía máy chủ

Tầm quan trọng

Là nền tảng cơ bản, không thể thiếu để xây dựng website

Làm đẹp và tối ưu hóa giao diện website

Làm website trở nên sống động và tương tác

Tương tác với máy chủ để xử lý dữ liệu và tạo nội dung động

Mối quan hệ với nhau

Cung cấp cấu trúc trang web

Trang trí và tạo giao diện thân thiện từ cấu trúc HTML

Thêm tính năng động và tương tác cho HTML

Tương tác với máy chủ để xử lý dữ liệu

Ví dụ thực tế 

Hiển thị nội dung bài viết, hình ảnh

Tạo kiểu dáng đẹp mắt cho nội dung bài viết, căn giữa hình ảnh

Tạo thanh trượt hình ảnh tự động, kiểm tra dữ liệu nhập của người dùng

Lưu bài viết mới vào cơ sở dữ liệu và hiển thị nó trên trang web


 

Các bước tạo một trang web HTML hoàn chỉnh 

Trong thời đại công nghệ số, việc sở hữu một trang web không còn là điều xa vời. Bằng cách sử dụng HTML không chỉ giúp bạn xây dựng cấu trúc web mà còn là bước khởi đầu để khám phá thế giới lập trình đầy tiềm năng. Vì vậy nếu nắm vững các bước cơ bản để tạo trang web HTML hoàn chỉnh sẽ giúp bạn có thể xây dựng website chuyên nghiệp. 

1. Lên ý tưởng và thiết kế bố cục website

Bước đầu tiên để tạo trang web với giao diện người dùng hoàn chỉnh là lên ý tưởng và thiết kế bố cục trang. Đây là giai đoạn quan trọng giúp bạn hình dung được cách trình bày nội dung và giao diện website. Một website hoàn chỉnh phải bao gồm các tiêu chí:

- Xác định mục tiêu của trang web: Trang web phục vụ cho mục đích gì? (Ví dụ: blog cá nhân hay trang thông tin)

- Phác thảo bố cục: Vẽ sơ đồ đơn giản trên giấy hoặc sử dụng công cụ như Figma, Canva. Một website thông thường bao gồm:

- Header (đầu trang): Chứa logo, menu điều hướng.

- Main (nội dung chính): Hiển thị bài viết, sản phẩm hoặc thông tin quan trọng.

- Footer (chân trang): Chứa thông tin liên hệ, bản quyền hoặc liên kết quan trọng.

- Lựa chọn màu sắc và font chữ: Đảm bảo tính nhất quán và dễ nhìn cho người dùng.

2. Viết code HTML

Sau khi đã có ý tưởng và bố cục, bước tiếp theo là bắt đầu viết mã để thực hiện hóa trang web. Trong bước viết code bao gồm:

- Chuẩn bị công cụ: Sử dụng các trình soạn thảo mã như Visual Studio Code, Sublime Text hoặc Notepad++.

- Thêm nội dung cụ thể: Sử dụng các thẻ HTML như < h1 > (tiêu đề), < p > (đoạn văn), < img > (hình ảnh), < a > (liên kết) để bổ sung nội dung cho từng phần.

- Lưu tệp: Lưu tệp với đuôi .html và mở bằng trình duyệt để xem kết quả.
 

Ngôn ngữ HTML cơ bản
 

3. Kiểm tra và sửa lỗi code

Trong quá trình phát triển website chuyên nghiệp, việc kiểm tra và sửa lỗi code là một bước không thể thiếu, giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng tốt nhất. Dưới đây là các bước cần thiết để đảm bảo website hoạt động tốt và không gặp lỗi:

- Kiểm tra trên trình duyệt: Mở tệp HTML bằng nhiều trình duyệt như Google, Microsoft Edge, Safari để kiểm tra hiển thị nội dung.

- Tìm và sửa lỗi cú pháp: Đảm bảo tất cả các thẻ HTML được mở và đóng đúng cách, kiểm tra lỗi chính tả trong thuộc tính và tên thẻ.

- Sử dụng các công cụ kiểm tra mã: Các công cụ như W3C Validator sẽ giúp bạn phát hiện lỗi và cải thiện mã HTML.

- Kiểm tra độ tương thích: Đảm bảo website hiển thị tốt trên cả thiết bị di động và máy tính.

4. Tối ưu hóa trang web

Để website của bạn đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm và thu hút lượng truy cập lớn, việc tối ưu hóa SEO là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những yếu tố then chốt bạn cần lưu ý 

- Tối ưu hóa thẻ tiêu đề (< title >): Thẻ tiêu đề là một trong những yếu tố quan trọng nhất của SEO. Tiêu đề cần chứa các từ khóa liên quan đồng thời phải ngắn gọn, hấp dẫn để thu hút người dùng.

- Tối ưu hóa thẻ mô tả (< meta >): Thẻ mô tả cung cấp một đoạn thông tin về nội dung trang web. Mô tả cần chứa từ khóa, ngắn gọn, thu hút người dùng.

- Tối ưu hóa thẻ heading (< h1 > - < h6 >): Thẻ heading được sử dụng để cấu tạo cấu trúc nội dung rõ ràng cho website. Các thẻ < h1 > - < h6 > cần được sử dụng, thẻ < h1 > thường được sử dụng cho tiêu đề chính của trang, các thẻ < h2 > - < h6 > được sử dụng cho các tiêu đề phụ.

- Tối ưu hóa hình ảnh: Hình ảnh giúp trang web trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, nó cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Để tối ưu hóa hình ảnh, bạn nên sử dụng thuộc tính alt để mô tả nội dung hình ảnh, giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về hình ảnh.

- Tối ưu hóa tốc độ tải trang: Đây là yếu tố cần thiết, làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Để tối ưu hóa tốc độ tải trang, bạn nên giảm dung lượng của các file HTML, CSS, JavaScript, hình ảnh.

- Xây dựng liên kết: Liên kết từ các website khác đến website của bạn là một thành phần đáng chú ý trong SEO. Các liên kết này gọi là backlink. Nhờ có backlink, các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá cao độ uy tín trang web của bạn.
 

Lập trình HTML
 

Ứng dụng của ngôn ngữ lập trình HTML

HyperText Markup Language không chỉ dừng lại ở việc tạo cấu trúc cơ bản mà còn có nhiều ứng dụng vượt trội trong việc thiết kế giao diện, tạo email marketing và xây dựng các ứng dụng web đơn giản. Vậy những ứng dụng của HTML trong thế giới lập trình là gì?

1. Xây dựng website tĩnh

Ngôn ngữ HTML là nền tảng cơ bản để xây dựng website tĩnh, đây là loại website có cấu trúc đơn giản và nội dung cố định. Website tĩnh chỉ bao gồm văn bản, hình ảnh và liên kết, không có tính năng động hay cơ sở dữ liệu phức tạp. Ưu điểm của website tĩnh là tốc độ tải trang nhanh, bảo mật cao và dễ bảo trì. Do đó, website thường được sử dụng cho các trang web giới thiệu công ty, hồ sơ cá nhân hoặc blog đơn giản.

2. Thiết kế giao diện người dùng cho ứng dụng web

Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản là nền tảng quan trọng để thiết kế giao diện người dùng cho các ứng dụng web. Nó giúp định nghĩa bố cục và cấu trúc giao diện từ nút bấm, biểu mẫu cho đến menu. HTML kết hợp dùng CSS tạo nên phong trào trực quan, thân thiện cho người dùng. Đồng thời, ngôn ngữ HTML còn tích hợp với JavaScript để tạo ra các tính năng tương tác động như menu thả xuống, hộp thoại từ đó giúp giao diện người dùng sống động và hấp dẫn hơn.

3. Tạo email marketing

HyperText Markup Language là công cụ quan trọng để thiết kế email marketing hấp dẫn và chuyên nghiệp. Nó cho phép tạo email có bố cục rõ ràng, kết hợp với hình ảnh, liên kết và nút kêu gọi hành động (CTA) thu hút. Email HTML thường bắt mắt và thu hút người đọc hơn so với email thuần văn bản, giúp tăng tỷ lệ mở và tương tác. Nhờ HTML, email marketing trở nên hiệu quả hơn trong việc truyền tải thông điệp và đạt được mục tiêu tiếp thị.

4. Xây dựng các ứng dụng web cơ bản

Ngoài website tĩnh, HTML còn được dùng để phát triển các ứng dụng web đơn giản với khả năng tương tác cơ bản. HTML giúp xây dựng giao diện và cấu trúc cho các ứng dụng này, cho phép người dùng tương tác trực tiếp. Một số ứng dụng đơn giản có thể được tạo bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản như ứng dụng ghi chú trực tuyến, biểu mẫu đăng ký, đăng nhập hay những trò chơi nhỏ. Mặc dù đơn giản, chúng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng cơ bản và thể hiện tính linh hoạt của HTML.


HTML
 

Hy vọng bài viết trên của Website 24h đã giúp bạn hiểu rõ hơn về HTML là gì và vai trò quan trọng của nó trong việc xây dựng website. HTML không chỉ là ngôn ngữ đánh dấu mà còn là nền tảng cơ bản để tạo nên mọi trang web mà bạn thấy trên internet. Việc hiểu rõ hơn về HyperText Markup Language không chỉ giúp bạn xây dựng website, mà còn mở ra cơ hội khám phá thế giới web rộng lớn.

Bài viết liên quan:

icon website24h Ngôn ngữ PHP là gì? Những điều cần biết về lập trình PHP

icon website24h Layout website là gì? Tại sao thiết kế layout lại quan trọng?

icon website24h Giao thức HTTP là gì? Khám phá sức mạnh của HTTP protocol