Bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào mà các trang web thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada lại có thể hiển thị hàng triệu sản phẩm một cách nhanh chóng và chính xác? Hay tại sao Facebook có thể kết nối hàng tỷ người trên khắp thế giới? Bí mật đằng sau đó chính là PHP – một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các ứng dụng web hiện đại.
Ngôn ngữ PHP là gì?
Ngôn ngữ PHP, viết tắt của Personal Home Page (hiện nay còn được hiểu là Hypertext Preprocessor), là một ngôn ngữ lập trình kịch bản (scripting language) được ưa chuộng nhờ sự đơn giản và dễ sử dụng, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển website và ứng dụng trên máy chủ.
PHP nổi bật với khả năng tối ưu hóa hiệu suất, ít lỗi và tốc độ xử lý nhanh, điều này khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho lập trình viên. Bên cạnh đó, PHP có khả năng kết hợp mượt mà với HTML, giúp tạo ra các trang web động, tức là nội dung có thể thay đổi theo thời gian hoặc hành vi của người dùng.
Lịch sử hình thành và phát triển của ngôn ngữ lập trình PHP
PHP có một lịch sử ra đời đáng chú ý. Được tạo ra vào năm 1994 vì Rasmus Lerdorf muốn tạo ra một công cụ đơn giản phục vụ cho việc quản lý trang web cá nhân. Nhưng chính sự đơn giản này đã giúp PHP nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lập trình phía máy chủ mạnh mẽ ngày nay.
- PHP/FI 2.0 ra mắt vào năm 1995 đã cho phép cộng đồng lập trình viên khám phá và tham gia vào quá trình phát triển của ngôn ngữ.
- PHP 3 được phát hành vào năm 1998 và được coi là một ngôn ngữ độc lập với nhiều khả năng mở rộng và linh hoạt hơn.
- PHP 8 được phát hành vào năm 2020, sau những cải tiến không ngừng, không chỉ là một bản cập nhật mà còn là một bước tiến lớn với nhiều tính năng và cải tiến mới.
Ứng dụng của PHP trong việc lập trình web
Không chỉ được biết đến nhờ sự đơn giản và dễ thao tác mà ngôn ngữ PHP còn được biết đến nhờ việc có rất nhiều ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là lập trình web.
1. Thiết lập chương trình cho hệ thống máy chủ web
Ứng dụng phổ biến nhất của ngôn ngữ lập trình PHP là thiết lập chương trình cho hệ thống máy chủ. Các lập trình viên thường làm các thao tác như phân tích ngôn ngữ lập trình PHP, xây dựng máy chủ web và trình duyệt web để có thể viết nên các chương trình cho máy chủ.
2. Tạo các dòng tập lệnh
Khi viết các trang web mà trong đó có sử dụng ngôn ngữ PHP, các lập trình viên thường tạo nên các dòng tập lệnh để khi chạy chương trình mà không cần đến máy chủ. Việc sử dụng kiểu lập trình này vẫn thường hay được dùng trên hệ điều hành Linux hoặc Windows.
3. Xây dựng ứng dụng
Các lập trình viên có thể phát triển các ứng dụng phần mềm dựa vào những ưu điểm của PHP. Bởi vì PHP - GTK là một nhánh mở rộng và không có sẵn trong các phiên bản hiện tại, họ thường sử dụng nó làm nền tảng để xây dựng ứng dụng.
4. Tương tác với cơ sở dữ liệu
PHP cũng được coi là một công cụ hữu ích giúp lập trình viên thực hiện trích xuất dữ liệu, thêm dữ liệu mới hoặc xóa dữ liệu không cần thiết, ngoài các ứng dụng đã đề cập. Ngôn ngữ PHP đã trở thành lựa chọn tuyệt vời cho những dự án yêu cầu giao tiếp mạnh mẽ với cơ sở dữ liệu nhờ khả năng tương tác với nhiều loại dữ liệu.
5. Xây dựng CMS
Phát triển hệ thống quản lý nội dung (CMS) là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của PHP. Ứng dụng này được cả Joomla và WordPress sử dụng để viết nên trang web. Khi áp dụng ứng dụng này không chỉ giúp tạo ra những trang web mạnh mẽ mà còn cho phép quản lý nội dung một cách đơn giản và dễ dàng. PHP đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc phát triển các hệ thống quản lý nội dung nhờ khả năng mở rộng và tùy chỉnh cao.
Ưu, nhược điểm của ngôn ngữ PHP là gì?
PHP luôn được biết đến vì sự đơn giản của nó, đây là một trong những điểm mạnh nổi bật của ngôn ngữ này. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, PHP cũng có những nhược điểm khiến nhiều người không còn lựa chọn sử dụng, dẫn đến việc ngôn ngữ lập trình này dần mất đi sự phổ biến.
1. Ưu điểm của ngôn ngữ lập trình PHP
- Đồng bộ với các cơ sở dữ liệu: Khi làm việc với ngôn ngữ lập trình PHP, bạn có thể dễ dàng thiết lập kết nối với nhiều loại cơ sở dữ liệu, bao gồm cả cơ sở dữ liệu quan hệ và phi quan hệ. Điều này cho phép bạn nhanh chóng kết nối với các hệ thống như MySQL, SQLite hoặc bất kỳ cơ sở dữ liệu nào khác.
- Tốc độ tải trang nhanh chóng: Ngoài ra, một lợi thế nổi bật khác của PHP là tốc độ tải trang nhanh hơn đáng kể so với các ngôn ngữ lập trình khác. Chẳng hạn, tốc độ tải trang của PHP nhanh gấp ba lần so với Python trong mọi tình huống. Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố quan trọng giúp website có thứ hạng cao, vì vậy nếu bạn muốn thu hút và giữ chân khách hàng khi họ truy cập vào trang web của mình, việc sở hữu một trang web có tốc độ tải nhanh là điều cần thiết.
- Cộng đồng hỗ trợ lớn: PHP sở hữu một cộng đồng hỗ trợ rộng lớn và nhiệt tình, nhờ vào tính đơn giản của ngôn ngữ lập trình này. Hơn nữa, các tài liệu liên quan luôn được các thành viên trong cộng đồng cung cấp đầy đủ trên các thư viện code, giúp bạn học tập và làm việc dễ dàng hơn.
- Đa nền tảng và mã nguồn mở: Các ứng dụng được phát triển bằng PHP là những ứng dụng độc lập với các nền tảng, cho phép chúng có thể hoạt động trên mọi hệ điều hành như Windows, MacOS, Linux,.... Hơn nữa, PHP là mã nguồn mở và miễn phí, có thể được tải về từ nhiều nguồn khác nhau và sử dụng cho bất kỳ ứng dụng web nào.
2. Nhược điểm của ngôn ngữ PHP
Ngoài những ưu điểm vượt trội kể trên, ngôn ngữ lập trình PHP còn có những nhược điểm làm cho nó không còn được nhiều người đón nhận như ngày trước nữa.
- Vấn đề bảo mật: PHP là một mã nguồn mở nên việc truy cập vào tệp ASCII là đơn giản. PHP đang phải đối mặt với vấn đề bảo mật đáng lo ngại này. Nếu công ty của bạn có một đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, bảo mật không phải là vấn đề. Trong trường hợp khác, hãy cẩn thận khi sử dụng ngôn ngữ lập trình này.
- Hiệu suất kém: PHP sở hữu nhiều tính năng, nhưng việc sử dụng chúng đồng thời có thể gây ra hiệu suất kém. Do đó, hiệu suất không tối ưu của PHP có thể không phù hợp cho những trang web content-based lớn.
- Mức độ phổ biến giảm: PHP đang giảm đáng kể về độ phổ biến, mặc dù nó vẫn chiếm ưu thế trên thị trường ngôn ngữ lập trình. Nguyên nhân chính là sự xuất hiện của một số ngôn ngữ lập trình mới, đơn giản và dễ sử dụng hơn, chẳng hạn như Python. Ngoài ra, việc phát triển các trang web và ứng dụng cũng bị ảnh hưởng bởi những nhược điểm của PHP. Do đó, nguồn nhân lực hiện đang làm việc với PHP ngày càng ít, dẫn đến việc ngày càng ít chuyên gia có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ lập trình này.
Sự khác biệt giữa PHP so với các ngôn ngữ lập trình khác
Khi nói đến lập trình, mỗi ngôn ngữ đều mang trong mình những đặc trưng riêng, tạo nên sự phù hợp với từng mục đích và nhu cầu cụ thể. PHP với vai trò là ngôn ngữ kịch bản phổ biến trong phát triển web, có những ưu điểm nổi bật nhưng cũng tồn tại những khác biệt đáng chú ý so với các ngôn ngữ lập trình khác như Python, JavaScript hay Ruby. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng so sánh các tiêu chí quan trọng giữa PHP và các ngôn ngữ này thông qua bảng dưới đây!
Tiêu chí |
PHP |
Python |
JavaScript |
Ruby |
Loại ngôn ngữ |
Ngôn ngữ kịch bản, chạy trên server |
Ngôn ngữ đa mục đích |
Ngôn ngữ kịch bản, chạy trên client/server |
Ngôn ngữ kịch bản, hướng đối tượng |
Mục đích chính |
Phát triển web động |
Đa dụng: web, phân tích dữ liệu, AI |
Xây dựng web tương tác, giao diện người dùng |
Web development và ứng dụng doanh nghiệp |
Cách hoạt động |
Xử lý phía server, trả dữ liệu cho client |
Xử lý phía server hoặc đa nền tảng |
Xử lý trực tiếp trên trình duyệt, cả client/server |
Chủ yếu xử lý phía server |
Hỗ trợ cơ sở dữ liệu |
MySQL, PostgreSQL, SQLite, MongoDB |
SQLite, PostgreSQL, MongoDB |
Có thể tích hợp nhưng không tối ưu như PHP hoặc Python |
MySQL, PostgreSQL, MongoDB |
Cú pháp |
Linh hoạt, dễ học nhưng không chuẩn hóa cao |
Đơn giản, dễ đọc, rõ ràng |
Linh hoạt, dễ hiểu nhưng đôi khi không chặt chẽ |
Cú pháp dễ đọc, tối ưu cho nhà phát triển |
Hiệu suất (Performance) |
Tối ưu cho web nhỏ và trung bình |
Hiệu suất cao hơn trong AI, phân tích dữ liệu |
Nhanh với các ứng dụng giao diện người dùng |
Tốt cho web và ứng dụng backend |
Tính phổ biến |
Rất phổ biến trong lĩnh vực phát triển web |
Được sử dụng rộng rãi, nhưng ít phổ biến hơn PHP trong lĩnh vực phát triển web |
Được sử dụng rộng rãi trong web và front-end |
Ít phổ biến hơn, chủ yếu trong cộng đồng startup |
Cộng đồng hỗ trợ |
Rất lớn, dễ tìm tài liệu và giải pháp |
Cộng đồng lớn, tài liệu đa dạng |
Cộng đồng lớn, hỗ trợ mạnh mẽ, đặc biệt là front-end |
Cộng đồng nhỏ hơn, tập trung vào các dự án chuyên sâu |
Một số kỹ năng mà lập trình viên PHP cần có
Mỗi ngành nghề có những yêu cầu riêng, như vậy nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên PHP, bạn sẽ cần các kỹ năng cần thiết để thành công trong việc lập trình. Dưới đây là một số gợi ý về những kỹ năng bạn cần.
1. Kiến thức chuyên môn
Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực lập trình PHP, bạn cần nắm vững kiến thức cơ bản về lập trình và công nghệ thông tin. Ngoài ra, bạn cũng cần có hiểu biết về quản lý cơ sở dữ liệu vì PHP thường liên quan đến việc xử lý cơ sở dữ liệu, tính toán và thuật toán. Vì vậy, khi làm việc với PHP, bạn cần phải thành thạo cả hai lĩnh vực này.
2. Khả năng tự học
Nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên PHP xuất sắc, việc nâng cao kỹ năng tự học là rất quan trọng. Công nghệ thông tin, đặc biệt là lập trình web PHP, luôn thay đổi. Do đó, bạn phải tìm hiểu cách thích ứng với xã hội 4.0 trong thời đại hiện tại. Bạn sẽ bị bỏ lại phía sau so với những người khác nếu bạn không chủ động tự học.
3. Khả năng tiếng Anh tốt
Hiện nay, biết tiếng Anh là điều cần thiết đối với người làm IT. Vì đa số các phần mềm bây giờ đều được viết bằng tiếng Anh. Do đó, nếu không có tiếng Anh, bạn không thể tiến xa hơn khi làm việc này. Bạn không cần phải quá thành thạo ngôn ngữ, chỉ cần đảm bảo vốn từ vựng của bạn có thể đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành để nắm bắt được công việc.
3. Tính cách tỉ mỉ, chi tiết
Lập trình viên giỏi luôn có tính cách cẩn thận và tỉ mỉ. Bởi vì việc gõ sai chính tả, ngay cả chỉ là một từ trong một đoạn mã, có thể gây ra lỗi cho ứng dụng ở mọi mức độ. Do đó, để tránh các lỗi sai trong quá trình viết ứng dụng, lập trình viên phải kiểm tra kỹ lưỡng từng dòng một của đoạn mã.
4. Kỹ năng giao tiếp
Về công việc hàng ngày của một lập trình viên - không chỉ là ngồi trước màn hình máy tính, mà còn phải phối hợp và làm việc nhóm với các phòng ban khác. Điều quan trọng là họ phải có khả năng truyền đạt một cách hiệu quả những gì họ nghĩ. Đây là điều cần thiết để trở thành một lập trình viên giỏi!
Tóm lại, qua những thông tin mà Website 24h chia sẻ, có thể thấy PHP là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ và linh hoạt, được sử dụng rộng rãi để xây dựng các trang web trên toàn thế giới. Với cú pháp đơn giản, dễ học và cộng đồng người dùng lớn, ngôn ngữ PHP là lựa chọn tuyệt vời cho cả những người mới bắt đầu và các nhà phát triển web chuyên nghiệp.
Bài viết liên quan:
Cách tạo website hoàn chỉnh từ A - Z cho người mới