Có thể nói, giai đoạn từ năm 2020 - 2022 được xem là khoảng thời gian bùng nổ nhất của các sàn thương mại điện tử trên toàn cầu, bao gồm tại Việt Nam. Người tiêu dùng hiện nay gần như đã chuyển hẳn sang thói quen mua sắm online để bảo vệ sức khỏe của mình trong bối cảnh đại dịch Covid tung hoành. Với sự thịnh hành như vậy, liệu bạn có biết đâu là những cái tên chiếm lĩnh vị trí đầu bảng về số lượng truy cập lẫn mua hàng không? Hãy cùng Website24h tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây nhé.
Sàn thương mại điện tử là gì?
Sự phát triển của công nghệ đã tạo điều kiện cho thương mại điện tử ra đời và phát triển như hiện nay. Xét về bản chất, thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa diễn ra trên mạng Internet giữa các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp với nhau theo quy định Pháp luật.
Trong khi đó, sàn giao dịch thương mại điện tử là một kênh bán hàng trực tuyến được rất nhiều chủ shop, doanh nghiệp ưa chuộng và sử dụng để cung ứng hàng hóa đến người tiêu dùng. Người mua hàng cần phải có thiết bị điện tử kết nối với Internet để truy cập vào các sàn thương mại điện tử để mua sắm được dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Những lợi ích của sàn thương mại điện tử
1. Lợi ích đối với người kinh doanh, doanh nghiệp
- Toàn bộ các thông tin, dữ liệu được số hóa toàn bộ để giúp quản lý dễ dàng hơn.
- Chi phí đầu tư và tìm khách cũng đỡ tốn kém hơn so với hình thức kinh doanh truyền thống.
- Đẩy mạnh thương hiệu một cách nhanh chóng.
- Dễ mở rộng quy mô hoạt động do không bị giới hạn về địa lý, nhanh chóng tiếp cận khách hàng và đối tác dù họ ở bất cứ nơi đâu.
- Sản phẩm phong phú, đa dạng và được cập nhật thường xuyên.
- Quá trình kinh doanh được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Tối giảm được các hoạt động không thật sự cần thiết, làm tốn nhiều thời gian.
2. Lợi ích đối với khách hàng
- Với nhiều gian hàng khác nhau, người dùng có thể tham khảo để lựa chọn được sản phẩm mình ưng ý nhất, đồng thời dễ so sánh giá cả.
- Tiết kiệm được nhiều thời gian để đi lại, mua sắm tại các cửa hàng ngoài đời thực.
- Có thể tìm hiểu và mua sắm sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử bất cứ lúc nào do được mở 24 / 7.
- Dễ dàng có được những thông tin về sản phẩm mà không cần phải tốn thời gian chờ đợi lâu.
- Khách hàng dễ dàng mua hàng với mức giá rẻ hơn nhờ những chính sách ưu đãi, khuyến mãi từ các kênh thương mại điện tử.
Top các sàn thương mại điện tử hot nhất
1. Shopee
Chính thức ra mắt vào năm 2016, Shopee chinh là sàn giao dịch thương mại điện tử số 1 hiện nay tại Việt Nam. Với trụ sở chính tại Singapore, đến nay Shopee đã chính thức mở rộng quy mô của mình đến nhiều nước tại khu vực Đông Nam Á như: Philippines, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam,....
Những chiến thuật marketing của Shopee tại Việt Nam được đánh giá rất cao vì đánh vào tâm lý của người dùng bằng cách: khởi xướng trào lưu “săn sale”, khuyến mãi hàng tháng, trò chơi tích điểm, lắc xu để người dùng truy cập vào trang thường xuyên hơn, thuê KOL gắn link sản phẩm trên trang cá nhân để nhận hoa hồng,.... Nhờ vậy mà nền tảng này có độ phủ sóng lớn mạnh chỉ sau hơn 5 năm ra mắt.
2. Lazada
Xếp vị trí thứ hai trong bảng danh sách này chính là Lazada thuộc quản lý của tập đoàn Alibaba. Xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2012, đến nay Lazada đã có hơn 100 triệu lượt truy cập mỗi tháng và chứng minh là kênh mua sắm đáng tin cậy của nhiều người.
Đây cũng là kênh bán hàng không giới hạn nên dù bạn là cá nhân hay doanh nghiệp cũng đều có thể kinh doanh dễ dàng. Không chỉ vậy, Lazada còn cung cấp thêm gói “kích cầu kinh tế” để hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng chuyển đổi, kinh doanh thành công trên nền tảng thương mại điện tử này.
3. Tiki
Ra mắt vào năm 2010, Tiki cũng là cái tên cạnh tranh mạnh mẽ với Shopee và Lazada. Vào những thời gian đầu khi mới vừa ra mắt, mô hình hoạt động chủ yếu của Tiki là bán sách trực tuyến với số vốn chỉ 5.000 USD. Sau nhiều năm phát triển, Tiki đã chính thức mở rộng thêm nhiều ngành hàng khác nhau, kêu gọi vốn từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước,... để gia tăng sự phổ biến, khả năng tiếp cận và đẩy mạnh tính cạnh tranh trên thị trường.
Đặc biệt, Tiki còn tạo tiếng vang bằng cách truyền thông rất mới mẻ qua chiến dịch “Tiki đi cùng Sao Việt” khác hẳn với những TVC rườm rà khác. Ở chiến dịch này, Tiki sẽ tài trợ cho các MV ca nhạc để đổi lại khoảng 15 giây xuất hiện. Điều này không chỉ giúp Tiki ghi dấu trong lòng khách hàng mà còn lồng ghép thêm một vài thông điệp chủ chốt như “hàng chính hãng”, “shipper giao nhanh”, “ở đâu cũng giao”.
4. Sendo
Xuất hiện vào năm 2012, Sendo là một dự án thương mại điện tử và đã nhanh chóng phát triển thành một công ty CP Công nghệ trực thuộc Tập đoàn FPT. Khi mua sắm tại Sendo, khách hàng sẽ nhận được những ưu đãi như hỗ trợ vận chuyển và thanh toán bằng các ứng dụng Sengo và SenPay rất tiện lợi.
Theo đó, yếu tố giúp Sendo này lọt vào top những sàn thương mại điện tử được yêu thích nhất là do chọn mô hình phát triển khác biệt. Thay vì tốn kém nhiều chi phí cho các kho bãi mới, Sendo lại tập trung đẩy mạnh mô hình C2C và hợp tác với những đơn vị đã có lợi thế về kho bãi chuyên nghiệp. Không chỉ vậy, công ty còn rất tự tin với thế mạnh doanh nghiệp nội địa thấu hiểu được thị trường trong nước.
5. Lotte Mart
Là một trang thương mại điện tử thuộc tập đoàn Lotte, Lotte Mart không hoạt động mạnh trên khắp cả nước mà chỉ chủ yếu tập trung tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Tương tự như các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam, Lotte Mart cũng cung cấp cho người tiêu dùng hàng nghìn sản phẩm, dịch vụ khác nhau phù hợp với các gia đình trẻ. Có thể thấy, dù sinh sau đẻ muộn nhưng Lotte Mart hoàn toàn có cơ hội cạnh tranh với những cái tên đình đám hiện nay.
6. Hotdeal
Hotdeal sàn giao dịch thương mại điện tử thuộc Mekong Com và được ra mắt vào năm 2010. Đây là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam với website bán lẻ sách trực tuyến Vinabook. Dù ra mắt đã lâu nhưng lượt truy cập vào Hotdeal vẫn rất cao do sàn thường chạy deal tốt và đáp ứng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng.
Trên đây là những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam mà Website24h muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng với những thông tin này, các bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức để tham khảo, lựa chọn một sàn thương mại điện tử phù hợp với nhu cầu mua sắm và kinh doanh của mình.
Bài viết liên quan:
Xác định mục tiêu kinh doanh online hiệu quả của doanh nghiệp