Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm

Hiện nay, làm đẹp là nhu cầu thiết yếu và phổ biến nhất đối với người tiêu dùng, đặc biệt là phụ nữ. Vì thế, mỹ phẩm là một trong những mặt hàng được ưa chuộng nhất trên thị trường. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, rất nhiều shop bán mỹ phẩm ra đời, nhưng không phải ai cũng thành công trên thị trường cạnh tranh cao này. Qua bài viết này, Phương Nam Vina muốn chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm thành công nhất mà người mới cần phải biết trước khi bắt đầu kinh doanh.

Xác định nguồn lực của bản thân

Nguồn lực không chỉ bao gồm vốn để kinh doanh mà còn rất nhiều yếu tố khác tạo nên thế mạnh sẵn có của bạn. Một số yếu tố cần xem xét để xác định được nguồn lực của bản thân bao gồm:

Kiến thức mỹ phẩm

Khi muốn kinh doanh bất kỳ loại sản phẩm nào, bạn đều cần phải hiểu rõ về loại sản phẩm đó, đặc biệt những mặt hàng tiêu dùng ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Mỹ phẩm là mặt hàng khá nhạy cảm, vì nó sẽ ảnh hưởng đến nhan sắc của người dùng nên khách hàng cần được tư vấn rất nhiều. Tùy vào từng cơ địa, đặc điểm riêng của từng người mà sẽ có loại mỹ phẩm phù hợp khác nhau. Nếu bạn hiểu rõ kiến thức về mỹ phẩm từ đó tư vấn được nhiều thông tin bổ ích cho khách hàng, sẽ tăng khả năng mua hàng của họ lên rất nhiều.

 

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm thành công

 

Kỹ năng bán hàng

Kỹ năng bán hàng là thế mạnh và nguồn lực rất lớn có thể giúp bạn dễ dàng đạt được sự thành công trong kinh doanh. Để người tiêu dùng mua hàng thì ngoài việc sản phẩm chất lượng thì người bán hàng cũng phải chuyên nghiệp có kỹ năng tư vấn tốt. Trong giai đoạn đầu, chủ shop sẽ là người trực tiếp đào tạo cho nhân viên cũng như tư vấn cho khách hàng. Nếu bạn không có kỹ năng tốt sẽ rất khó tạo sự uy tín với khách hàng cũng như đào tạo đội ngũ nhân viên chất lượng. Theo thống kê, shop mỹ phẩm mới mở có 50% đóng cửa sau 4 tháng vì chủ shop có kỹ năng bán hàng kém.

Thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là vốn riêng của từng người, thế mạnh của mỗi cá nhân, rất khó có thể sao chép được. Đây là yếu tố thể hiện qua mối quan hệ, địa vị xã hội của bạn. Giai đoạn đầu, shop mỹ phẩm cần có lượng khách hàng ủng hộ để quảng bá thương hiệu cũng như tạo doanh thu.

Một số ví dụ điển hình về thương hiệu cá nhân như: Bạn có thể thấy mỹ phẩm Ngọc Trinh, và những ca nghệ sĩ nổi tiếng khác, doanh thu ban đầu của họ rất tốt, đơn giản là họ đang tận dụng hình ảnh và thương hiệu cá nhân của mình.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm bán mỹ phẩm online

Tiền vốn hoạt động kinh doanh

Tiền vốn là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Đối với kinh doanh mỹ phẩm, một số khoảng vốn bạn phải đầu tư như: 

- Tiền mặt bằng: Phụ thuộc vào loại mặt bằng bạn thuê, giá giao động từ 10 - 15 triệu/tháng

- Tiền nội thất: Tùy thuộc vào mức độ đầu tư của bạn, thông thường là 30 triệu trở lên. Nội thất độc đáo sẽ thu hút khách hàng hơn và thể hiện được sự chuyên nghiệp của Shop.

- Tiền nhập sản phẩm: Thường thì sẽ bằng nữa tổng số vốn bạn có, bạn có thể nhập số lượng ít trước để đánh giá nhu cầu của khách hàng. Sau đó có thể gia tăng số lượng các mặt hàng đạt doanh thu cao.

- Một số phí phát sinh khác: Tiền biển hiệu, tiền vệ sinh,...

Trên đây chỉ là một số chi phí cơ bản để bạn mở shop mỹ phẩm, còn nhiều chi phí khác để việc kinh doanh có thể hoạt động lâu dài và ổn định như: Tiền lương nhân viên, quảng cáo,...Nếu không có nhiều vốn, bạn vẫn có thể kinh doanh mỹ phẩm bằng những mô hình khác, không nhất thiết phải mở shop lớn để bán hàng.

Mô hình kinh doanh bán mỹ phẩm

Mô hình kinh doanh bán mỹ phẩm hiện nay rất đa dạng phù hợp với từng nguồn lực khác nhau. Bạn có thể lựa chọn mô hình phù hợp với tính hình hiện tại cũng như khả năng của mình.

- Bán hàng online: Đây là loại hình kinh doanh mới và được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Nếu vốn ít không đủ để mở shop, bạn có thể kinh doanh trực tuyến, thiết kế website bán mỹ phẩm để tiếp cận khách hàng. Nhưng trước khi bán hàng online, bạn cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức cần thiết để tránh những sai lầm không nên có.

- Mở shop bán hàng: Loại hình này cần vốn nhiều hơn, nhưng độ uy tín và khả năng sinh doanh thu cao. Tuy nhiên, rất nhiều shop mỹ phẩm offline truyền thống đang khó khăn thậm chí phá sản vì họ không biết truyền thông và tận dụng các kênh bán hàng online khác. Nhiều chủ shop đã rất thành công trong việc quảng cáo online, đạt lại hiệu quả kinh doanh như mong muốn.

- Phân phối mỹ phẩm: Bạn sẽ là nhà cung cấp cho các cửa hàng mỹ phẩm khác. Loại hình này chỉ dành cho những người nhiều kinh nghiệm về mỹ phẩm, và nhiều vốn.

Bạn có thể kết hợp nhiều mô hình kinh doanh lại với nhau để đa dạng hóa cách tiêu thụ sản phẩm của mình.

Xác định khách hàng mục tiêu

Trên thị trường có rất nhiều người tiêu dùng khác nhau, bạn không thể đáp ứng hết nhu cầu của họ, chỉ cần làm hài lòng 10% trong tổng khách hàng là việc kinh doanh của bạn đã đạt thành công rồi. Chính vì thế, xác định khách hàng mục tiêu là điều vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu kinh doanh. Khi đã biết đối tượng khách hàng của mình là ai thì việc còn lại chỉ là tìm họ và cung cấp sản phẩm đúng nhu cầu.

 

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ

 

Lựa chọn loại mỹ phẩm kinh doanh

Sản phẩm là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của việc kinh doanh. Do đó, bạn cần xem xét kỹ mặt hàng nào đang có nhu cầu cao và sẽ mang đến doanh thu cho mình. Tránh trường hợp nhập hàng theo sở thích bản thân, điều này rất dễ mắc phải ở các bạn trẻ hoặc những người mới bắt đầu kinh doanh. Sản phẩm bán hàng phải phù hợp với khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ. Những cầu hỏi bạn cần trả lời trước khi nhập hàng là:

- Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Giới tính? Độ tuổi? Mức thu nhập của họ là bao nhiêu?

- Họ chuộng những dòng sản phẩm nào?

- Trong khu vực đã có ai kinh doanh sản phẩm này chưa? Kết quả hoạt động có tốt không?

- Nếu chọn kinh doanh cùng sản phẩm thì có cơ hội cạnh tranh cao không?

>>> Xem thêm: Cách thu hút khách hàng mua mỹ phẩm

Chọn mặt bằng phù hợp

Mặt bằng phù hợp nhất cho việc mở shop là nơi tập trung đông dân cư, nhiều người qua lại và đặc biệt có khách hàng mục tiêu mình nhắm tới. Tùy thuộc vào tiền vốn, bạn có thể lựa chọn cho mình địa điểm phù hợp, không nhất thiết phải là mặt tiền, chỉ cần một nơi nào đó khách hàng có thể dễ dàng tìm ra là được. Bạn có thể thuê mặt bằng trong hẻm để tiết kiệm chi phí, sau đó sử dụng nhiều hình thức truyền thông và marketing để khách hàng biết mình.

 

Kinh nghiệm chọn mặt bằng mở shop mỹ phẩm

 

Thuê nhân viên bán hàng phù hợp

Nhân viên bán hàng là người tiếp xúc trực tiếp với khách, đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm. Vì thế, bạn cần tuyển dụng nhân viên bán hàng phù hợp và có khả năng tư vấn tốt, nếu đã có kinh nghiệm sẽ càng tuyệt vời hơn. Thông thường nhân viên bán mỹ phẩm sẽ là nữ có ngoại hình đẹp, khuôn mặt ưa nhìn và giọng nói dễ nghe. Người bán hàng đẹp sẽ dễ dàng có thiện cảm và sự tin tưởng của khách hàng hơn khi tư vấn sản phẩm. Đồng thời, bạn có thể kế hợp nhiều hình thức khen thưởng doanh thu để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên.

Truyền thông trước khi khai trương

Truyền thông, quảng cáo là những công việc gắn liền với hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực buôn bán mỹ phẩm. Các hình thức truyền thông hiệu quả hiện nay bạn có thể áp dụng như: Phát tờ rơi, quảng cáo trên Google, mạng xã hội Facebook, Youtube, Instagram,….Ngoài ra, bạn có thể xây dựng những chương trình khuyến mãi hấp dẫn trong ngày khai trương nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng đến với cửa hàng của mình.

 

Truyền thông trước khi mở shop mỹ phẩm

 

Sau khi đã có được những kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm mà chúng tôi chia sẻ, bạn hãy thử lập cho mình một kế hoạch chi tiết rồi bắt tay vào thực hiện. Thành công chỉ đến khi chúng ta dám nghĩ, dám làm. Chúc các bạn đạt được kết quả tốt như mong muốn!