Trong những năm trở lại đây, việc áp dụng chiến lược quảng bá sản phẩm bằng nhiều cách khác nhau đang là một xu hướng được nhiều người làm kinh doanh áp dụng. Đó chính là lý do vì sao mà marketing mix đang là một thuật ngữ được rất nhiều người quan tâm. Vậy marketing mix là gì? Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để cùng chúng tôi giải mã chi tiết về chiến lược marketing mix này nhé.
Marketing mix là gì?
Khái niệm marketing mix hay marketing hỗn hợp là công cụ tổng hợp các chiến lược tiếp thị khác nhau. Nếu như trước đây, chiến lược marketing mix chủ yếu xoay quanh 4 yếu tố Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến) và được sử dụng nhiều trong các hoạt động marketing hàng hóa.
Thế nhưng, theo thời gian thì mô hình này đã được triển khai thành marketing 7P với ba yếu tố bổ sung là Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý). Sự thay đổi này chính là bằng chứng cho thấy các chiến lược tiếp thị không chỉ còn chú trọng vào hàng hóa mà đang dịch chuyển dần sang các dịch vụ vô hình.
Vai trò của marketing mix trong kinh doanh
Mục đích của việc triển khai chiến dịch marketing hỗn hợp đó chính là tạo ra một kế hoạch tiếp thị bài bản nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao doanh số bán hàng, đồng thời thúc đẩy xây dựng thương hiệu. Để làm tốt được mục tiêu này thì chiến dịch marketing mix cần hoàn thành tốt các vai trò sau:
- Phân tích thị trường, xác định nhóm khách hàng tiềm năng.
- Đưa ra quyết định về mặt hàng sản xuất, chất lượng sản phẩm.
- Đưa ra mức giá cùng chiến lược giá.
- Đặt ra kênh phân phối sản phẩm.
- Đưa ra các chiến lược truyền thông để nâng cao nhận thức của người dùng về sản phẩm, dịch vụ.
- Theo dõi, đánh giá hiệu quả của chiến dịch tiếp thị, tiến hành điều chỉnh khi xảy ra sự cố.
Các chiến lược marketing mix phổ biến hiện nay
1. Marketing mix 4P
Marketing mix 4P là chiến lược được tạo ra bởi nhà kinh tế học E. Jerome McCarthy vào những năm 1960. Kể từ lúc đó, mô hình này đã chính thức trở thành nền móng cho mô hình marketing mix truyền thống với 4 yếu tố cốt lõi sau đây:
- Sản phẩm (Product): bao gồm cả hàng hóa hữu hình và vô hình của doanh nghiệp.
- Giá cả (Price): yếu tố hàng đầu quyết định đến thành bại của một chiến lược tiếp thị, đồng thời ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của người dùng và doanh số của doanh nghiệp.
- Địa điểm (Place): kênh trung gian phân phối để đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng.
- Xúc tiến (Promotion): gồm các hoạt động truyền thông, quảng bá, PR, khuyến mãi, bán hàng cá nhân,.... Mục đích chính là kích thích hoạt động mua sắm của khách hàng.
2. Marketing mix 7P
Marketing mix 7P là mô hình được mở rộng từ 4P với ba yếu tố được bổ sung thêm vào là:
- People (Con người): là nhóm khách hàng mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ của bạn.
- Process (Quy trình): bao gồm các quy trình mà doanh nghiệp sẽ cần làm để có thể cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đến cho khách hàng.
- Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình): được sử dụng để chỉ cơ sở vật chất, hoặc các hình thức tương tác như: bao bì, túi xách, biên nhận hay các mặt hàng có nhãn hiệu để có thể nhìn và chạm vào.
3. Marketing mix 4C
Được Robert F. Lauterborn phát triển vào năm 1990, chiến lược marketing mix 4C có thể hiểu là mô hình mở rộng của 4P và 7P. Không giống như các chiến lược còn lại, khi phân tích mô hình marketing mix 4C thì bạn cần triển khai vào 4 yếu tố sau:
- Customer: doanh nghiệp sẽ cần bán sản phẩm sao cho đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Do đó mà việc nghiên cứu thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng cần phải được đặt lên hàng đầu.
- Cost: khoản chi phí mà khách hàng sẽ cần bỏ ra để sử dụng, bảo trì, vận hành sản phẩm họ đã mua. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đưa ra một mức giá phù hợp nhằm đáp ứng được các giá trị tương ứng.
- Convenience: sản phẩm cần phải tiếp xúc với khách hàng nhanh chóng nên marketer cần điều chỉnh kênh phân phối sao cho thuận tiện.
- Communication: nếu khái niệm promotion thường mang tính cưỡng ép thì communication thì thể hiện tính hợp tác hơn, hai chiều hơn.
4. Marketing Mix 4E
Cũng giống như các chiến lược tiếp thị khác, marketing hỗn hợp 4E cũng thường được các doanh nghiệp áp dụng với 4 yếu tố được triển khai như sau:
- Experience: trải nghiệm của khách hàng dành cho sản phẩm của bạn.
- Exchange: người dùng thường ưu tiên lựa chọn những thương hiệu mà họ cho rằng sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn.
- Everywhere: doanh nghiệp cần phải xác định đâu chính là nơi mà khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và mua sắm.
- Evangelism: là cách mà người tiêu dùng sẽ lan tỏa, giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của bạn đến với mọi người xung quanh.
Một số ví dụ về chiến lược marketing mix của thương hiệu nổi tiếng
1. Chiến lược Marketing mix của Vinamilk
Vinamilk là công ty sữa hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Thương hiệu này không ngừng phát triển từ chất lượng sản phẩm mà còn xây dựng một chiến lược marketing phù hợp để đẩy mạnh khả năng nhận diện thương hiệu, cụ thể:
- Sản phẩm: tập trung vào 5 sản phẩm chính gồm sữa, trà, nước ép trái cây và cà phê.
- Giá bán: duy trì tốc độ bình ổn giá, song song với đó là cải tiến chất lượng sản phẩm và giá thành.
- Phân phối: đảm bảo phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng trong thời gian sớm nhất với ba kênh phân phối chính là trường học, siêu thị và đại lý.
- Xúc tiến: sử dụng các chiến lược truyền thông như “6 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo”. Bên cạnh đó, nhãn hàng sẽ tổ chức hàng loạt các chương trình khuyến mãi khác như bốc thăm trúng thưởng.
2. Chiến lược Marketing mix của Thế Giới Di Động
Thế Giới Di Động là một công ty chuyên mua bán, sửa chữa các thiết bị có liên quan đến di động, kỹ thuật số và thương mại điện tử. Bàn về chiến lược marketing mix của Thế Giới Di Động bao gồm các yếu tố sau:
- Sản phẩm: bao gồm các điểm phân phối bán lẻ như Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh.
- Giá cả: sử dụng các chiến lược định giá theo giá trị của sản phẩm / dịch vụ.
- Phân phối: hệ thống phân phối bao phủ khắp 63 tỉnh thành toàn quốc.
- Xúc tiến: phát sóng các đoạn quảng cáo TVC trên màn hình LED ngoài trời, quảng cáo các thương hiệu điện thoại lớn, triển khai chương trình khuyến mãi và thực hiện chiến dịch SEO.
Trên đây là những kiến thức về marketing mix mà Website 24h muốn chia sẻ đến bạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn để áp dụng vào trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.
Bài viết liên quan:
Cách bán hàng online đắt khách
Xác định mục tiêu kinh doanh online hiệu quả của doanh nghiệp
Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ gì?