Website là gì? Tổng hợp kiến thức quan trọng về website

Là một khái niệm quen thuộc trong thời đại công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, nhưng website là gì thì không phải ai cũng thật sự hiểu rõ. Vậy nên trong nội dung dưới đây, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để biết nhiều hơn về nền tảng truyền thông lớn mạnh này nhé.


Website là gì? Tổng hợp kiến thức quan trọng về website
 

Website là gì?

Website là một tập hợp các trang có chứa những nội dung đa dạng như văn bản, hình ảnh, video, âm thanh,.... Thông thường, website chỉ tồn tại trong một tên miền (domain name) duy nhất hoặc có thể là tên miền phụ (subdomain), đồng thời chỉ có thể truy cập thông qua Internet.

Một trang web thường tồn tại dạng tệp tin HTML hoặc XHTML và có thể được truy cập thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS. Ngoài ra, website còn có thể được tạo ra từ tập tin HTML (website tĩnh) hoặc qua các CMS chạy trên server (website động). Ngoài ra, website có thể được phát triển trên các ngôn ngữ lập trình đa dạng như: PHP, JavaScript, Java,....

Cơ chế hoạt động của website

Để một trang web hoạt động, cần có các yếu tố sau:

- Tên miền (Domain): Địa chỉ của trang web để giúp người dùng truy cập dễ dàng vào website của bạn.

- Dịch vụ lưu trữ web (Web hosting): Đây là nơi lưu trữ mã nguồn và các thành phần khác của trang web trên máy chủ, cho phép website được truy cập từ Internet.

- Mã nguồn (Source Code) của trang web: Tập hợp các tệp được viết bằng ngôn ngữ lập trình, chúng được kết nối để tạo thành giao diện người dùng và các chức năng trên trang web.

Tất nhiên, một điều không thể thiếu để người dùng có thể truy cập vào các trang web đó chính là đường truyền và kết nối mạng Internet. Internet là một thế giới khổng lồ với kho dữ liệu khủng, bao gồm các tài liệu kỹ thuật số, website, webpage, media,.... Để có thể truy cập và sử dụng web, người dùng cần phải sử dụng các trình duyệt như Google Chrome, Cốc Cốc, Microsoft Edge, Mozilla Firefox, Safari,... sau đó nhập tên miền website vào.


Website là gì?
 

Giao diện website gồm những thành phần nào?

Khi nhắc đến website, chúng ta không thể không nhắc tới giao diện web. Vậy giao diện website sẽ bao gồm những thành phần chính nào?

1. Header

Phần header là khu vực thường được đặt ở đầu trang web và xuất hiện cố định trên các trang phụ của website. Thông thường, header của một trang web sẽ bao gồm các thành phần sau:

- Thanh menu điều hướng

- Logo

- Số điện thoại liên hệ

- Đa ngôn ngữ

- Các tùy chọn đăng ký/đăng nhập

- Giỏ hàng (đối với website thương mại điện tử)

Tuy nhiên, đối với các website được thiết kế để thực hiện các chức năng chuyển đổi và thu thập thông tin như: điền form, đăng ký mua hàng,... thì thường sẽ không cần thiết kế phần header. Lý do là để tránh làm mất sự chú ý của người truy cập và tập trung trực tiếp vào mục tiêu chuyển đổi.

2. Slider / Carousel

Dưới phần header thường là những hình ảnh được thiết kế thu hút và giới thiệu về chủ đề của website để cho người xem hiểu được mục đích của trang web. Ví dụ như sản phẩm / dịch vụ, cùng với đó là các câu khẩu hiệu (slogan) của doanh nghiệp. Trên các hình ảnh này cũng thường có các nút kêu gọi hành động (Call to Action - CTA) như "Liên hệ" hoặc "Gọi hotline" để thúc đẩy hành vi của người xem.

Các hình ảnh này sẽ được lập trình viên thiết kế để chúng có thể trượt ngang (dạng slide) hoặc hiển thị theo một trục nhất định với hiệu ứng đi kèm (dạng carousel). Khu vực này cũng sẽ có thanh điều hướng để người dùng có thể chủ động xem các hình ảnh tiếp theo hoặc trước đó.

3. Content Area

Có thể khẳng định, khu vực Nội dung (Content Area) chính là khu vực quan trọng nhất khi cung cấp thông tin cho độc giả và là một phần không thể thiếu của một trang web. Nội dung ở đây thường được thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,.... Đây cũng là phần mà Google sử dụng để đánh giá tính hữu ích của trang web. Đối với những trang web có triển khai các dự án tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) thì khu vực này được coi là trọng tâm và được đầu tư nhiều nhất.

4. Footer

Footer hay còn được gọi là phần chân trang, đây là khu vực nằm ở cuối trang web và chứa các thông tin như bản quyền, một số các liên kết nhanh và thông tin liên hệ của doanh nghiệp,.... Mặc dù là khu vực nằm cuối cùng nhưng footer lại là một phần không thể thiếu khi thiết kế website và cần được lưu ý kỹ lưỡng khi xây dựng web.


Website
 

Phân loại website

Trên thực tế, có rất nhiều cách để bạn có thể phân loại các loại website, nhưng thông thường thì người ta sẽ phân loại dựa trên 3 khía cạnh chính sau đây:

1. Phân loại website theo đối tượng sử dụng

Khi xây dựng website, mỗi người đều có mục đích cụ thể và tùy thuộc vào đó, họ sẽ thiết kế và phát triển ý tưởng giao diện và tính năng phù hợp cho trang web của mình.

- Website cá nhân: Thường được sử dụng để tạo CV chuyên nghiệp, cập nhật thông tin cá nhân và thành tựu của người sở hữu. Ngoài ra, bạn cũng có thể xây dựng website để xây dựng thương hiệu cho mình và chia sẻ nội dung cá nhân.

- Website công ty: Được dùng để giới thiệu công ty, cập nhật thông tin cần thiết như lịch sử hình thành, quá trình phát triển, sản phẩm / dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp và thông tin liên hệ cho khách hàng, đối tác.

2. Phân loại website theo cấu trúc lập trình

Nếu phân tích dựa trên cấu trúc lập trình thì website thường được chia thành hai loại chính:

- Website tĩnh (static website): Website tĩnh sử dụng các mã HTML, CSS, hình ảnh, video, audio để tạo ra giao diện của trang web. Chính vì được lưu trữ dưới dạng các tập tin .html hoặc .htm nên loại web này sẽ không thể thay đổi hoặc chỉnh sửa. Do đó mà việc chỉnh sửa giao diện trên website tĩnh thường gặp khó khăn, nhất là với những người không biết về HTML.

- Website động (dynamic website): Khác với khái niệm website tĩnh, trang web động cho phép người dùng chỉnh sửa nội dung hoặc thêm các trang tùy biến. Thông thường, các ngôn ngữ lập trình phổ biến được sử dụng cho website động sẽ bao gồm Java, ASP, PHP, ASP.NET, Python,.... Trong số đó, PHP và ASP.NET là hai ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trong hiện tại.

3. Phân loại website theo chức năng cụ thể

Tùy vào mục đích và chức năng, website thường được phân loại thành 7 loại sau:

- Website bán hàng: Là trang web thương mại điện tử, cho phép người dùng đặt hàng và thanh toán trực tuyến.

- Blog: Cung cấp thông tin, kiến thức, và chia sẻ ý kiến qua các bài viết.

- Website giải trí: Cho phép người dùng xem phim, nghe nhạc, chơi game và thư giãn.

- Cổng thông tin: Cập nhật tin tức mới nhất về nhiều lĩnh vực trên khắp thế giới để độc giả tiện theo dõi.

- Mạng xã hội: Cho phép người dùng tham gia và tương tác với mạng lưới người dùng khác trên khắp thế giới, như Facebook và Twitter.

- Diễn đàn / Forum: Là nơi tập trung những người có cùng quan điểm, sở thích, hoặc quan tâm đến một chủ đề cụ thể để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức.

- Website rao vặt: Được sử dụng để đăng tin quảng cáo, mua bán sản phẩm, dịch vụ giữa người dùng.


Trang web là gì?
 

Tầm quan trọng của website trong kỷ nguyên số hóa

Trước khi quyết định mua hàng, đa số người dùng thường muốn tìm hiểu thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ mình quan tâm. Do đó, một trang web hoàn chỉnh, cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm cũng như các lĩnh vực mà người dùng quan tâm chính là “chìa khóa” để giúp doanh nghiệp chiếm được lòng tin của khách hàng, cũng như gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao doanh số bán hàng. Cụ thể, dưới đây là một số lợi ích hàng đầu mà một trang web có thể mang lại và là lý do mà mọi doanh nghiệp nên sở hữu một trang web:

- Tăng tương tác: Website giúp doanh nghiệp dễ dàng quảng cáo sản phẩm và tích hợp các tính năng mua hàng, tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng mua sản phẩm.

- Hiện diện online: Khách hàng có thể tìm kiếm và tương tác với doanh nghiệp bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu nhờ vào sự hiện diện của doanh nghiệp trên Internet.

- Tăng uy tín: Với việc phủ sóng thông tin, sản phẩm và thương hiệu trên Internet giúp doanh nghiệp xây dựng sự tín nhiệm từ khách hàng.

- Mở rộng thị trường: Website có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng từ mọi nơi trên thế giới thông qua Internet, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh hiệu quả.

- Tối ưu chi phí: Một gian hàng thương mại điện tử, nơi sản phẩm được bày bán trực tuyến thì chắc chắn sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc xây dựng cửa hàng vật lý hoặc thuê mặt bằng.


Khái niệm website
 

Với những thông tin vừa được Website24h chia sẻ về khái niệm trang web là gì, chúng tôi hi vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của website trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, từ đó áp dụng để phát triển vào doanh nghiệp của mình.

Bài viết liên quan:

icon website24h UI, UX là gì? Vì sao phải thiết kế website chuẩn UI, UX

icon website24h Web 3.0 là gì? Cẩm nang kiến thức cần biết về web 3.0

icon website24h Trang chủ là gì? Những lưu ý quan trọng khi thiết kế homepage