Kinh nghiệm mở shop thời trang

Làm đẹp là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, vì thế những sản phẩm thời trang luôn được chào đón ở người tiêu dùng, đặc biệt đối với phụ nữ. Trong những năm gần, các cửa hàng thời trang lần lượt ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của khách hàng. Chúng ta có thể thấy kinh doanh thời trang là lĩnh vực vô cùng cạnh tranh. Do đó, để tồn tại trên thị trường, nhà đầu tư cần trang bị cho mình đủ kiến thức trước khi bắt đầu kinh doanh mở shop bán quần áo thời trang. Trong bài viết này, Phương Nam Vina sẽ chia sẻ những kinh nghiệm mở shop thời trang của những người đi trước để giúp bạn tránh được nhiều sai lầm không đáng có trong việc kinh doanh của mình.

1. Phác thảo ý tưởng về cửa hàng

Bước đầu tiên khi muốn mở shop thời trang là phải phác thảo, hình dung cửa hàng tương lai của mình. Ở đây, bạn cần lên vài ý tưởng khởi đầu như: Tên shop, phong cách thời trang, mục tiêu phát triển, định hướng hoạt động. Sau khi có được bản phác thảo, bạn mới có thể chuyển sang bước lập kế hoạch cụ thể.

 

Phác thảo ý tưởng cửa hàng

 

Phong cách thời trang

Việc xác định được phong cách thời trang rất quan trọng, nó giúp bạn biết được mình cần bán cái gì, bán cho ai và nét độc đáo của mình. Bí quyết của những chủ shop thời trang thành công chính là tạo nên sự khác biệt bằng phong cách đặc biệt của mình. Phác thảo tầm nhìn và những tưởng tượng đầu tiên về cửa hàng tương lai của bạn không chỉ giúp bạn tập trung phát triển chúng một cách độc đáo mà còn giúp bạn không bị chệch hướng, quên đi phong cách của cửa hàng trong những bước tiếp theo.

Đặt tên cho shop

Việc đặt một cái tên cho cửa hàng là điều rất quan trọng. Tên Shop giúp xác định sự tồn tại và là sự đại diện của cửa hàng trên thị trường. Bạn cần đặt tên thật ngắn gọn dễ nhớ và không vị trùng lặp với những cửa hàng khác. Những cửa hàng nổi tiếng hiện nay được ưa chuộng phần lớn đều mang tên tiếng Anh, đánh vào tâm lý của người Việt như: May, Daisy, 7a.m,....Tuy nhiên có rất nhiều người chọn những cái tên Việt độc đáo như: Mộc, Nhỏ Xíu, Xị Đẹp,....

2. Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể

Trước khi bắt đầu kinh doanh, chúng ta cần lên một kế hoạch cụ thể để xác định những việc cần phải làm và tránh sai lầm trong quá trình làm việc. Đây là những điều phải có trong kế hoạch kinh doanh mở shop thời trang cụ thể:

Xác định mặt hàng kinh doanh

Điều quan trọng nhất trong việc mở shop thời trang là xác định mặt hàng kinh doanh. Nhiều bạn trẻ mở Shop vì thích nên chỉ bán những sản phẩm mình muốn, không quan tâm đến thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này là sai lầm vô cùng nghiêm trọng, bạn cần lựa chọn mặt hàng kinh doanh dựa vào xu thế và sự phát triển của thị trường ở hiện tại lẫn trong tương lai. Mặt hàng đó phải đủ sức hút và có thể tồn tại lâu dài, đồng thời mang phong cách riêng của cửa hàng. Bạn có thể tham gia nhiều hội nhóm thời trang và đọc nhiều tạp chí quần áo hot để tìm cho mình những sản phẩm vô cùng độc đáo phù hợp với xu hướng thị trường. Điều cần lưu ý là mặt hàng của bạn phải có lượng người quan tâm nhất định, tránh lựa chọn những sản phẩm mang tính chất khan hiếm và ít người sử dụng.

 

Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể

 

Xác định khách hàng mục tiêu

Lượng người tiêu dùng trên thị trường là vô cùng lớn, bạn không thể đáp ứng được tất cả nhu cầu của khách hàng. Theo kinh nghiệm kinh doanh quần áo của người đi trước thì không nên tham lam nhắm vào quá nhiều đối tượng khách hàng. Thay vào đó, chúng ta nên tận dụng nguồn lực để tập trung vào một phạm vi nhất định thì sẽ mang hiệu quả cao hơn. Vì vậy, bạn cần phải xác định mình sẽ mở cửa hàng bán quần áo nam hay nữ, bán cho sinh viên hay dân công sở, hướng tới đối tượng thu nhập cao hay trung bình. Đây là bước rất quan trọng vì nó sẽ quyết định số vốn bạn phải bỏ ra, nguồn hàng, chiến lược marketing, cách trang trí shop quần áo,....

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường có thể chia ra làm 2 mục tiêu chính là: Xác định đặc điểm của khách hàng mục tiêu, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. Từ đó, khoanh vùng khu vực, địa điểm thuận lợi cho shop thời trang của mình. Muốn thực hiện tốt việc nghiên cứu thị trường, bạn cần đọc nhiều tư liệu, khảo sát thực tế, tìm hiểu thông tin từ dân cư quanh khu vực,...để có cái nhìn đa chiều và chính xác nhất.

Xác định nguồn vốn cần có ban đầu

Khi kinh doanh, bạn cần tính toán để cân đối và dự trù nguồn vốn ban đầu thật chính xác để tránh việc thiếu ngân sách trong quá trình hoạt động. Một Tips kinh doanh bạn cần lưu ý, dù có bao nhiêu vốn đầu tư kinh doanh đi chăng nữa thì nên dành ra 50% số vốn để lấy đợt hàng đầu tiên. Theo kinh nghiệm của các chủ shop thời trang, bạn nên có vốn dự trữ để đề phòng những trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện giấc mơ kinh doanh của mình. Thông thường, khi kinh doanh thời trang online sẽ chỉ cần vốn tối thiểu từ 30 đến 60 triệu cho việc nhập hàng và các hoạt động quảng cáo online. Còn mở shop với quy mô nhỏ thì cần số vốn từ 60 đến 90 triệu để nhập hàng, thuê mặt bằng, trang trí không gian cửa hàng.

Tìm nguồn hàng chất lượng và giá phù hợp

Nguồn hàng chất lượng với giá cả hợp lý sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn so với đối thủ cạnh tranh của bạn trên thị trường. Vị vậy, bạn cần xác định được nhà cung cấp sản phẩm phù hợp với phong cách của Shop, đồng thời đảm bảo thỏa mãn tiêu chí chất lượng và chi phí nhập hàng của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhập hàng từ nhiều nơi khác nhau để đa dạng hóa nhà cung cấp và có thêm nhiều mẫu mã phong phú.

3. Đăng ký giấy phép kinh doanh

Trước khi bắt đầu triển khai hoạt động, bạn phải tiến hành làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh. Hồ sơ gồm có:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

- Bản sao Thẻ căn cước hoặc Chứng minh nhân dân hay Hộ chiếu còn hiệu lực.

- Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (nếu mở shop tại nhà bạn).

Sau đó, đến Phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND cấp huyện nộp hồ sơ và chờ giải quyết.

4. Xây dựng Shop

Sau khi có được ý tưởng và một kế hoạch kinh doanh cụ thể, chúng ta sẽ triển khai xây dựng shop. Những công việc bạn cần phải làm là:

Chọn địa điểm mở shop

Vị trí mặt bằng quyết định phần lớn hiệu quả kinh doanh của một cửa hàng thời trang. Để xác định được địa điểm mở shop phù hợp thì bạn cần quan tâm đến yếu tố khách hàng mục tiêu. Vị trí phù hợp cho shop phải là nơi có lượng lớn khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm đến. Ngoài ra, nếu mở cửa hàng ở vị trí mặt tiền của đường lớn, tập trung đông dân cư thì hiệu quả kinh doanh rất cao. Tuy nhiên, để có được những vị trí đó, bạn cần phải bỏ ra một số tiền khá lớn, tùy thuộc vào số lượng vốn của mình mà bạn có thể lựa chọn được vị trí phù hợp.

Thiết kế shop

Thiết kế nội ngoại thất của Shop là yếu tố giúp thu hút khách hàng vô cùng hiệu quả. Do đó, rất nhiều chủ cửa hàng sẵn sàng chi một số tiền lớn vào việc thiết kế shop.

- Ngoại thất: Bên cạnh một biển hiệu đẹp, bạn nên sử dụng màu sơn nổi bật kết hợp với thiết kế bên ngoài độc lạ, làm thu hút ánh nhìn của người qua đường. Ngoài ra, nên đặt thêm băng rôn quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn để gia tăng khả năng ghé Shop của khách hàng.

- Nội thất: Thiết kế bên trong phải thể được được phong cách thời trang của Shop cũng như phù hợp với nhóm khách hàng mà mình hướng đến. Nên trang trí nhiều gương để tạo cảm giác không gian rộng, đồng thời giúp khách hàng dễ dàng ướm thử mà không phải mất thời gian đến phòng thay chờ đợi.

- Trưng bày sản phẩm: Mỗi kệ trưng bày không cần có quá nhiều sản phẩm nhưng phải được sắp xếp gọn gàng, bắt mắt. Bạn hãy đầu tư chọn mua những loại kệ, móc treo đẹp và gắn thêm nhiều đèn chiếu vào các kệ hàng để thêm phần nổi bật.

5. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Nếu mở cửa hàng quy mô lớn bạn cần phải thuê từ 1 đến 2 nhân viên kiêm cả việc kiểm kho lẫn đón và giới thiệu quần áo cho khách, còn bạn có thể đứng quầy thanh toán để tiết kiệm chi phí. Nhân viên bán quần áo cần ưu tiên về ngoại hình, có khiếu thẩm mỹ và biết cách ăn nói, khả năng tư vấn tốt, nếu có kinh nghiệm bán hàng sẽ là một điều vô cùng tuyệt vời. Nhân viên là một trong những yếu tố rất quan trọng, quyết định khách hàng có muốn mua và quay lại cửa hàng của bạn hay không. Do đó, từ vị trí bảo vệ cho đến các vị trí khác trong shop đều phải được đào tạo kỹ lưỡng về cung cách phục vụ, thái độ với khách,....Bạn cũng nên có đồng phục cho nhân viên để thể hiện tính chuyên nghiệp cũng như quảng bá thương hiệu của mình với khách hàng.

 

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán quần áo

 

6. Marketing cho Shop

Khi mới mở Shop thì sẽ chẳng ai biết bạn là ai, vì thế marketing cho cửa hàng là điều vô cùng cần thiết để thu hút khách hàng đến với shop. Bạn có thể lên một số chương trình khuyến mãi nhân ngày khai trương, hoặc tặng voucher giảm giá cho những khách qua đường để thu hút sự tò mò của khách. Ngoài ra, hình thức marketing online cũng vô cùng hiệu quả hiện nay, quảng cáo qua mạng xã hội có thể giúp bạn tiếp cận với hàng trăm nghìn người dùng một ngày làm gia tăng sự nhận biết thương hiệu của bạn trong mắt khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thiết kế cho mình một website thời trang để quảng bá thương hiệu và bán hàng trực tuyến cho khách hàng có nhu cầu mua sắm online.

 

Marketing cho cửa hàng thời trang

 

7. Khai trương

Sau khi đã hoàn tất khâu chuẩn bị, Shop giờ đây đã sẵn sàng cho việc khai trương và tiếp đón khách hàng. Vì thời trang phụ thuộc nhiều vào yếu tố văn hóa và thời tiết nên khi quyết định khai trương bạn cần xác định chọn thời gian nào cho thích hợp. Nếu khai trương vào mùa hè thì thời điểm tốt nhất sẽ là tháng 4, còn mùa đông thì khoảng tháng 10. Đây là lúc chuẩn bị bắt đầu các xu hướng thời trang nên sẽ thích hợp để thu hút người mua bằng các mẫu mã mới và chương trình khuyến mãi.

 

Mở Shop thời trang

 

Với những kinh nghiệm mở shop thời trang mà Phương Nam Vina đã chia sẻ ở trên, hi vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho việc kinh doanh của mình. Chúc các bạn thành công!