Ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, giờ đây khách hàng không chỉ cần ăn no mà còn phải ngon, thỏa mãn được vị giác của họ. Chính vì thế, nhiều nhà hàng ăn uống đã được thành lập để thỏa mãn mong muốn thưởng thức những món ăn ngon của người tiêu dùng. Chúng ta có thể thấy mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này vô cùng cao. Để có thể tồn tại và phát triển lâu dài, chủ nhà hàng phải hiểu rõ thị trường và sở hữu những kỹ năng cần thiết để phát triển công việc kinh doanh của mình. Sau đây là những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống mà Phương Nam Vina đã tổng kết được từ những doanh nhân thành công trong thời gian qua.
Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp
Hiện nay có rất nhiều mô hình kinh doanh nhà hàng ăn uống khác nhau cho bạn lựa chọn như: Nhà hàng cao cấp, nhà hàng buffet, nhà hàng tiệc cưới,....Tùy theo mong muốn và nguồn lực của bản thân, bạn có thể lựa chọn cho mình mô hình kinh doanh phù hợp để phát triển lâu dài. Ngoài những hình thức kinh doanh phổ biến trên thị trường, bạn cũng có thể sáng tạo những ý tưởng mới, độc đáo mang phong cách riêng để thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.
Nghiên cứu thị trường
Trên thực tế, bạn không thể phục vụ và làm hài lòng tất cả khách hàng trên thị trường. Chính vì thế, việc nghiên cứu thị trường là vô cùng cần thiết giúp xác định nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Từ đó, bạn có thể xây dựng chiến lược và hướng phát triển của nhà hàng trong tương lai. Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống của những người đi trước là chỉ cần phục vụ tốt 5%-10% thị trường thì đã đủ mang lại sự thành công như mong muốn.
Bạn có thể phân loại thị trường và nhóm khách hàng theo các yếu tố sau: Độ tuổi, thu nhập, sở thích ăn uống, giới tính, nghề nghiệp,....Một một nhóm khách hàng sẽ có những nhu cầu khác nhau khi lựa chọn nơi ăn uống. Bạn càng hiểu rõ đặc điểm khách hàng của mình thì càng dễ thu hút họ với những chiến lược đúng đắn phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn không được quên phân tích đối thủ cạnh tranh của mình ở hiện tại và trong tương lai để có thêm nhiều kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống bổ ích. Phân tích thế mạnh và điểm yếu của họ, từ đó cải thiện chất lượng của nhà hàng.
Dự toán nguồn vốn mở nhà hàng
Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu khi khởi nghiệp kinh doanh. Đối với dịch vụ nhà hàng ăn uống, số vốn sẽ giao động tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng. Với một nhà hàng bình dân, chi phí ban đầu ít nhất cũng phải hơn 300 triệu đồng. Những quán ăn quy mô nhỏ hơn, có thể chỉ khoảng vài chục đến 100 triệu đồng. Để có được con số chính xác thì bạn cần lập một bảng dự toán, ước tính số tiền cần bỏ ra để thuê và đặt cọc mặt bằng, trang trí nội thất, trang bị hệ thống máy móc nhà bếp và phần mềm quản lý, thuê đầu bếp, nhân viên phục vụ,….
Nguồn vốn là yếu tố vô cùng quan trọng trong giai đoạn khởi đầu. Đối với kinh doanh nhà hàng ăn uống, nguồn vốn ban đầu giao động phụ thuộc vào quy mô và mô hình kinh doanh. Với một nhà hàng bình dân, chi phí ban đầu bạn phải có ít nhất 300 triệu đồng để có một nơi kinh doanh hoàn chỉnh. Những quán ăn quy mô nhỏ hơn nữa thì vốn cần thiết khoảng từ 50 triệu đến 100 triệu đồng. Để có được con số chính xác, bạn cần lập một bảng dự chi, ước tính số tiền cần bỏ ra để thuê mặt bằng, trang trí nội thất, trang thiết bị, thuê nhân viên,....Bạn có thể học hỏi kinh nghiêm từ các nhà hàng khác và rút ra cho mình con số chính xác nhất phù hợp với bản thân.
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh
1. Vị trí thuê
Vị trí kinh doanh nhà hàng phải được xác định dựa vào nhóm khách hàng mục tiêu muốn hướng đến. Hãy chọn địa điểm mặt bằng ở nơi tập trung đông dân cư, nhiều khách hàng mục tiêu nhất, chẳng hạn như: Mở quán ăn cho nhân viên văn phòng ở nơi có nhiều công ty, quán ăn sinh viên cần mở ở nơi có nhiều trường đại học,...
Sau khi đã khoanh vùng được khu vực thích hợp, bạn hãy dạo quanh các con phố và tìm hiểu rõ những đặc điểm, thói quen của người dân ở đó. Từ đó tìm hiểu kỹ những điều có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh nhà hàng trong tương lai. Một mặt bằng kinh doanh nhà hàng lý tưởng là nơi nằm ở khu vực đông đúc, trên các trục đường giao thông thuận lợi, địa điểm khách hàng dễ tìm ra. Đặc biệt, bạn cần tránh những khu vực đang có đối thủ nặng ký vì nhà hàng mới mở, chưa có nhiều kinh nghiệm, chắc chắn sẽ khó cạnh tranh được với họ.
2. Diện tích và không gian
Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và nguồn vốn mà bạn có thể chọn được diện tích và không gian phù hợp. Nếu kinh doanh nhà hàng tiệc cưới, bạn cần diện tích lớn, không gian thoáng để đổ xe, tiếp đón được nhiều người. Nếu kinh doanh nhà hàng ăn uống bình thường thì diện tích có thể chứa từ 50 đến 100 người là đủ, không gian thoáng mát, dễ di chuyển, đủ ảnh sáng để tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo thêm được những yếu tố khác như: Chỗ để xe rộng rãi, có đường đi ra kho bếp khỏi phải đi ngang qua khu vực kinh doanh thì sẽ càng tốt,….
3. Giá thuê
Giá thuê là yếu tố cần lưu ý, bạn có thể đưa ra những mức thuê mình có thể chấp nhận được để hạn chế phạm vi tìm kiếm mặt bằng. Địa điểm dù đẹp nhưng giá thuê quá cao cũng sẽ gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà hàng. Bạn cần cân đối giá thuê và chất lượng, ưu tiên những yếu tố cần thiết để giảm bớt chi phí thuê mặt bằng.
4. Hợp đồng thuê mặt bằng
Hợp đồng thuê mặt bằng ban đầu nên có thời hạn khoảng 1 - 2 năm. Các điều khoản quy định trong hợp đồng càng cụ thể càng tốt và cần nói rõ về:
- Quy định về sửa chữa mặt bằng thuê.
- Thời hạn và quy định tăng tiền nhà.
- Quy định đền bù nếu chủ lấy lại mặt bằng khi chưa hết hợp đồng,….
Thiết kế không gian nhà hàng
Phong cách thiết kế là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của khách hàng. Có thể món ăn của bạn không quá nổi bật nhưng thiết kế nội thất đẹp, độc đáo lại mang đến cho thực khách cảm giác thích thú, hài lòng, họ vẫn sẽ sẵn sàng lựa chọn bạn.
Có rất nhiều vấn đề bạn cần quan tâm đến trong thiết kế không gian nhà hàng, bao gồm: Kiểu dáng bàn ghế, màu tường, ánh sáng, vị trí sắp xếp bàn ăn,….Phong cách trang trí cần phải phù hợp với loại hình kinh doanh, ánh sáng đủ để tôn lên sức hấp dẫn của món ăn, không gian thoáng mát, rộng rãi tạo sự thoải mái cho khách hàng. Đây là một kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng rất quan trọng bạn cần ghi nhớ.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Sự chuyên nghiệp của nhà thể hiện qua cách phục vụ và cơ sở vật chất, trang thiết bị. Để nhà hàng có thể ghi điểm trong mắt khách hàng thì cơ sở vật chất phải được trang bị đầy đủ, sạch sẽ, luôn sẵn sàng phục vị người dùng. Trong đó, khu vực đón khách, khu vực phục vụ, nhà bếp là 3 nơi cần được chú trọng nhất.
Khu vực đón khách nên thiết kế lối đi thông từ bãi đỗ xe để thuận tiện cho việc di chuyển. Bạn cũng có thể trang trí xung quanh bắt mắt để tạo ấn tượng cho thực khách ngay khi vừa bước vào bên trong. Khu vực phục vụ ăn uống phải được sắp xếp, bày trí khoa học, đảm bảo khoảng cách hợp lý để tạo được sự thoải mái cho khách. Khu vực bếp nên được thiết kế theo nguyên lý bếp một chiều, đảm bảo được vấn đề vệ sinh với cơ chế thoát nước, lọc dầu mỡ, khử mùi,....Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý sắp xếp khu vực dành cho khách chiếm khoảng 40% - 60% diện tích nhà hàng, 30% cho khu chế biến và phần còn lại là văn phòng, nơi trữ hàng.
Cân đối giá và định lượng món ăn
Kinh doanh nhà hàng không giống với buôn bán những mặt hàng có sẵn, bạn có thể chủ động trong việc tính toán giá các món ăn của mình. Đây vừa là thế mạnh vừa là khó khăn cho nhiều người mới bắt đầu kinh doanh nhà hàng. Kinh nghiệm để tính toán giá phù hợp là hãy lấy tổng giá vốn của sản phẩm chia cho 35% để ra được giá bán. Ví dụ, một món ăn có tổng giá các nguyên liệu là 50.000 đồng, cộng thêm 10.000 đồng cho gia vị là 60.000 đồng, bạn lấy 60.000 chia cho 35% sẽ có được giá bán khoảng 200.000 đồng. Tùy thuộc vào các loại chi phí khác trong quá trình kinh doanh, lợi nhuận mong muốn mà bạn có thể điều chỉnh giá cao hơn. Chưa kể đến vấn đề giá nguyên vật liệu có thể lên xuống theo thời điểm nhưng giá bán thì không thể liên tục thay đổi nên hãy tính toán thật cẩn thận trừ hao mọi vấn đề phát sinh để có giá sao cho phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, tính toán định lượng món ăn như thế nào cho hợp lý cũng là vấn đề bạn cần lưu ý. Một phần ăn quá ít có thể khiến món ăn ngon hơn nhưng dễ gây bất mãn cho khách hàng, còn nếu quá nhiều, khách không dùng hết thì sẽ gây lãng phí và dễ gây tình trạng chán ngán. Bạn hãy thảo luận với đầu bếp chính để đưa ra được mức định lượng hợp lý nhất. Mỗi một món ăn cần phải có công thức, số lượng nguyên liệu chính xác để thuận tiện cho việc nhập hàng và quản lý.
Marketing và quảng bá rộng rãi
Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng cần phải có kế hoạch marketing hiệu quả để thu hút khách hàng, đặc biệt những nhà hàng mới khai trương. Với sự phát triển mạnh mẽ của thiết bị công nghệ và Internet, việc tận dụng và khai thác nguồn khách hàng tiềm năng trên mạng đã mang lại hiệu quả bán hàng vô cùng tốt. Hiện nay, các nhà hàng, quán ăn thường sử dụng hình thức quảng cáo trên trang web và ứng dụng về ẩm thực. Việc đầu tư thiết kế website nhà hàng kết hợp với làm quảng cáo online là một trong những giải pháp quảng bá thông tin, hình ảnh rộng rãi và thu hút khách hàng đầy hiệu quả.
Hi vọng rằng sau khi tham khảo những thông tin chia sẻ ở trên, bạn đã có thêm những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống hữu ích để áp dụng cho công việc của mình trong tương lai. Chúc các bạn thành công!