Hosting là gì? Những thông tin cần biết về hosting website

Hosting là một trong những thành tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình xuất bản và hiển thị một website. Có thể nói, đây được xem như một chiếc chìa khóa để doanh nghiệp có thể phát triển chiến dịch marketing online của mình được thành công. Vậy hosting là gì? Ngay trong nội dung dưới đây, đội ngũ marketing Phương Nam Vina sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm này cũng một số thông tin quan trọng để bạn chọn được cho mình gói hosting phù hợp và hiệu quả nhất.
 

Hosting là gì? Những thông tin cần biết về hosting website
 

Hosting là gì?

Hosting website là gì? Khái niệm này còn được biết đến với tên gọi khác là web hosting với vai trò giống như một không gian lưu trữ được chia nhỏ trên server (máy chủ). Mục đích chính là giúp cho bạn có thể lưu trữ, đăng tải hay chia sẻ dữ liệu đến mọi người thông qua mạng Internet. Khi tiến hành sử dụng hosting, bạn sẽ đặt lên máy chủ của nhà cung cấp một số tệp dữ liệu cần thiết để giúp cho trang web có thể hoạt động hiệu quả.

Các nhà cung cấp dịch vụ web hosting sẽ phải chịu trách nhiệm giúp cho server được hoạt động liên tục 24 / 7, chống xâm nhập trái phép vào máy chủ, đồng thời xử lý hiệu quả những loại dữ liệu từ hosting đến với trình duyệt của người dùng.
 

Hosting là gì?
 

Nguyên lý hoạt động của hosting web là gì?

Đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của một trang web nên hosting cũng có nguyên lý hoạt động nhất định. Bạn có thể tham khảo phương thức hoạt động của hosting dựa trên hai đối tượng là nhà cung cấp và người dùng đăng ký.

Đối với nhà cung cấp

Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ chuẩn bị server, sau đó chia sẻ các tài nguyên này thành những không gian lưu trữ nhỏ hơn và được gọi chung là hosting. Tùy theo gói cước người dùng muốn đăng ký mà phía nhà cung cấp dịch vụ sẽ cấu hình các hosting này sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, trong trường hợp khách hàng có nhu cầu muốn được thu nhỏ hay mở rộng gói hosting thì phía nhà cung cấp cũng sẽ có nhiệm vụ điều chỉnh lại các thông số này.

Đối với người dùng

Sau khi đã có hosting thì người dùng chỉ việc cho đăng tải các file dữ liệu lên hosting. Thông qua việc gửi request đến domain name (tên miền) hoặc địa chỉ IP của hosting, người dùng có thể truy cập vào hosting từ các thiết bị được kết nối Internet một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng nếu có nhu cầu cần mở rộng gói hosting thì người dùng phải liên hệ với phía nhà cung cấp để được hỗ trợ giải quyết.

Web hosting là gì?
 

Những thông số quan trọng của web hosting là gì?

Sau khi đã chọn được cho mình một loại hosting phù hợp, việc của bạn cần làm bây giờ đó chính là tìm hiểu về những thông số quan trọng của web hosting để đảm bảo quá trình sử dụng được thuận lợi và suôn sẻ hơn.

- SSD: SSD cho tốc độ tải trang nhanh hơn rất nhiều so với HDD trước kia. Dung lượng lưu trữ này có rất nhiều mức khác nhau nên bạn cần phải xem xét kỹ để lựa chọn mức phù hợp. 

- CPU: CPU là % tài nguyên mà bạn đã sử dụng trên tổng số 100% CPU của hosting. Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ thường đưa ra các gói hosting có CPU dao động từ 75% - 300%. Nếu thông số càng cao cũng đồng nghĩa với việc website của bạn sẽ càng mạnh, còn nếu thông số này đang gần chạm mốc 1/1 thì trang web của bạn phải đối mặt với tình trạng load chậm.

- RAM: RAM là bộ nhớ tạm giúp bạn có thể truy xuất và đọc tất cả các dữ liệu trên bộ nhớ hosting bất cứ lúc nào. RAM càng cao sẽ giúp cho trang web của bạn càng khỏe và giúp dữ liệu được xử lý nhanh chóng.

- I/O: Đây là thông số thể hiện giới hạn tốc độ truyền tải dữ liệu từ hosting đến với khách hàng và được tính bằng đơn vị Kb/s. Theo đó, chỉ số mà chúng ta thường thấy nhất là 100 Kb/s còn nếu càng thấp sẽ càng làm giảm trải nghiệm của khách hàng khi lướt website.

- SSL: SSL là chứng chỉ bảo mật và giúp mã hóa toàn bộ thông tin khi truyền dữ liệu từ trình duyệt khách hàng đến trang web. Hiện nay, hầu như mỗi website đều được cài đặt chứng chỉ SSL để bảo mật thông tin và nâng cao sự uy tín cho doanh nghiệp.

- Number of Process: Đây là tổng số thông số tiến trình được chạy trên hosting. Thông thường, các nhà cung cấp dịch vụ web hosting sẽ thường đặt ngưỡng dao động từ 50 - 200 tiến trình. Còn trong trường hợp nếu trang web bất ngờ gặp lỗi 500 hoặc 503 thì tức là website của bạn đã vượt qua ngưỡng quy định.
 

Hosting web là gì?
 

Hi vọng thông qua nội dung mà Phương Nam Vina đã chia sẻ, các bạn sẽ hiểu hơn về hosting là gì cũng như những đặc điểm của dịch vụ này. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một đơn vị cung cấp dịch vụ web hosting chuyên nghiệp, chất lượng thì Phương Nam Vina chính là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!